KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MÍT TỐ NỮ

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MÍT TỐ NỮ

Những năm gần đây, diện tích trồng mít đang được mở rộng. Trong đó, nữ hoàng của các loài mít – Mít tố nữ với mùi thơm ngạt ngào, màu sắc bắt mắt rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Mít tố nữ còn có rất nhiều công dụng trong công nghiệp như chế biến gỗ, thực phẩm, bánh kẹo,… Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, chế biến và cả xuất khẩu, đòi hỏi người nông dân phải có được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc mít tố nữ hợp lý.

Tên khoa học Artocarpus integer
Họ Moraceae

ĐẶC ĐIỂM MÍT TỐ NỮ

  • Trái mít tố nữ có hình trứng dài, dài  khoảng 0,2 – 0,5 cm, ngang 10 – 17 cm.
  • Múi mít tố nữ có màu vàng hoặc cam, có vị pha hài hoà giữa mít ướt và sầu riêng.
  • Vỏ mít dày, dẻo có gai dẹp.
kỹ thuật trồng và chăm sóc mít tố nữ
Mít tố nữ vàng đẹp, thơm lâu

KỸ THUẬT TRỒNG MÍT TỐ NỮ

Thời vụ và mật độ trồng

Có thể trồng quang năm, nếu chủ động được nguồn nước.  Người ta thường trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 7 dương lịch).

Khoảng cách trồng mít tố nữ thích hợp là từ 5 x 7 m, khoảng 210 cây/ ha.

Hiện nay, nhiều hộ nông dân trồng dầy, để tăng nhanh thu nhập và rút ngắn thời gian hoàn vốn. Sau đó, họ thường tỉa cành hay tỉa bỏ bớt các cây để đảm bảo mật độ trồng thích hợp.

Làm đất và đào hố trồng

  • Nếu nền đất trồng bằng phẳng thì cần phải xẻ mương rảnh sâu ít nhất 30-  40 cm (tùy từng nơi cung cấp nước) để chống bị ngập úng vào mùa mưa.
  • Quy cách hố trồng hợp lí khoảng 40 x 40 x 40 cm, mô cao khoảng 40 – 70 cm.
  • Bón lót cho mỗi hố 150-250 g phân Super lân, 10 kg phân chuồng hoai mục và 0,5 kg vôi bột.
  • Có thể trộn thêm thuốc mối hoặc thuốc kiến để tránh rễ cây bị hại.

Cách trồng mít tố nữ

  • Dùng cuốc xẻng đào 1 lỗ nhỏ giữa hố trồng lớn hơn bầu ươm 1 chút.  Sau đó cắt lớp nilon đáy bầu và phần rễ đuôi chuột.
  • Đặt cây giống mít tố nữ vào lỗ, lấp đất lại, cẩn thận tránh làm vỡ bầu cây.
  • Tưới nước ngay sau khi trồng, giúp cây vừa ra môi trường mới trồng không bị sốc.
  • Cắm cây, cọc cố định, tránh gió làm gãy đổ các cây con.
  • Nếu trồng mít tố nữ vào mùa khô, nên có các biện pháp phủ gốc, che nắng thích hợp để giữ ẩm cho cây.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC MÍT TỐ NỮ

Tưới nước

  • Đối với cây con mới trồng, cần thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây 2-3 ngày/ lần, giảm dần về sau còn 5-7 ngày/ lần.
  • Sang năm thứ 2 trở đi, chỉ tưới khi gặp khô hạn kéo dài hoặc sau khi bón phân cho cây.
  • Mùa khô sử dụng các vật liệu như rơm rạ, cỏ khô, trấu, xác bèo… để giữ ẩm cho gốc.
  • Vào mùa mưa cần vun gốc, khơi rãnh điều tiết nước tránh cây bị ngập úng.

Làm cỏ

Giai đoạn 2 năm đầu, mít tố nữ còn nhỏ, cần thường xuyên làm cỏ hơn 4 lần/năm. Tránh cây bị cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng và phân bón.

Giai đoạn cây 3 – 4 tuổi trở lên , cần làm cỏ xung quanh gốc, tạo độ thông thoáng cho mít, chỉ giữ lại khi cần thiết. Khuyến khích nên dùng các biện pháp thủ công hoặc máy phác, hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ gây ngộ độc cho cây.

Tỉa cành, tạo tán

Khi cây cao hơn 1m thì ta bắt đầu tiến hành tỉa cành, tạo tán.

Giai đoạn kiến thiến cơ bản thì tỉa cành 2 – 3 lần/ năm. Giai đoạn kinh doanh thì tỉa cành tạo tán 1 lần vào thời điểm sau thu hoạch.

Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành vượt, cành yếu, cành sâu bệnh. Giữ lại cành cấp 1 cách mặt đất khoảng 40cm trở lên, tạo tán sao cho các cành mọc theo các hướng khác nhau, Khoảng cách giữa 2 cành trên dưới là từ 40 – 50cm.

Không để quá 5 cành cấp 1.

Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3… cho cây được thông thoáng cây quang hợp tốt hơn, tránh và hạn chế nhiều loài sâu bệnh. 

Bón phân cho mít tố nữ

  • Năm đầu: Bón lần 1 vào khoảng 30 – 45 ngày sau trồng, mỗi gốc 100-150 g NPK 15:15:15, có thể bổ sung thêm phân bón lá vi lượng. 
  • Kiến thiết cơ bản: Mối gốc bón 1,5 – 2,0 kg phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2 (chia đều làm 2 lần bón, đầu và cuối mùa mưa).
  • Cây bắt đầu cho trái – giai đoạn kinh doanh: Tăng lượng phân lên so với năm trước từ 0,5 – 1,0 kg/cây ( được chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa).

Trong thời gian trái mít tố nữ đạt trọng lượng tối đa, bón mỗi gốc 400-500 g phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), kết hợp với phân bón lá, phun 2-3 lần cho cây, mỗi tuần phun 1 lần giúp trái sẽ chính được tập trung, thịt trái vàng hơn và mùi vị thơm ngon hơn.

kỹ thuật trồng và chăm sóc mít tố nữ
bón phân hợp lý cho mít tố nữ

SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY MÍT TỐ NỮ

Sâu hại

Sâu đục thân, cành: Ngài thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non. Sau đó, trứng nở, ấu trùng đục vào thân cành.

Ruồi đục trái: Do loài Bactrocera sp., Dùng vòi đẻ trứng vào trong trái già, ấu trùng ăn phá bên trong gây thối nhũn trái.

Sâu đục trái: Thường ở các phần tiếp giáp giữa các trái hay giữa trái tiếp giáp giữa trái với thân, sẽ bị hại nặng nhất. Trái bị sâu đục nặng bị hư hỏng và hay bị rụng sớm.

Ngài đục trái: Vào giai đoạn trái chín, Ngài chích hút trái vào ban đêm.

Rầy mềm, rệp sáp: chúng chích hút nhựa cây ở các lá non, đọt non, trái non. Làm lá và đọt non bị quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình, không đều và kèm theo là tạo điều kiện cho nấm bồ hóng tấn công, khiến giảm khả năng quang hợp của cây và giảm thương phẩm, chất lượng trái.

Bệnh hại

Nứt thân chảy nhựa (Phytophthora sp.): Bệnh xảy ra trong điều kiện vườn ẩm ướt hoặc rậm rạp, thiếu nắng, và có nhiều loại sâu, bệnh, tuyến trùng chích hút nhựa cây tạo vết thương trên rễ và thân tạo điều kiện cơ hội tốt cho nấm Phytophthora xâm nhập gây bệnh. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở vùng gốc, ta thấy có nhiều vết lở loét, nước dịch, mủ từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ gỗ ngoài của cây bị thối thành nhiều mảng, trên bề mặt lớp gỗ có dấu hiệu ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng rất khó chữa trị dẫn đến chết cây.

Bệnh thối nhũn (Rhizoctonia solani, Sclerotium, Pythium): trên thân gốc và bề mặt vỏ cây ta thấy có nhiều hạch nấm tròn to, dầy đặc và những hạch nấm này lây lan nhanh chóng. Bệnh thối nhũn làm teo gốc, thân cây bị thối rữa, lá cây ngả sang màu vàng, khó chữa trị.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cơ bản các thông tin cần thiết để bà con trồng và chăm sóc cây Mít tố nữ hiệu quả.

Tham khảo một số giải pháp từ ABA Chemical

Thuốc trừ bệnh Biorosamil 72WP
Thuốc trừ bệnh Biorosamil 72WP

Tên sản phẩm: Biorosamil 72WP

Phân loại: Thuốc trừ bệnh

Thành phần: Mancozeb (64%) và Metalaxyl (8%)

Phân dạng: Bột hoà tan trong nước (WP)

Quy cách: 100g

Đối tượng tác động: Thối gốc, chảy nhựa, xịt mủ

Liều dùng: 30g/lít.

Xem thêm:

> Thuốc BVTT

> Phân bón

Liên hệ ngay hotline tư vấn: 0877 877 655 – 0899 476 777

——————————————————————-

ABA CHEMICAL – KIẾN TẠO THÀNH CÔNG

  • Nhập khẩu – cung ứng hóa chất và sản phẩm theo yêu cầu.
  • Nguyên cứu & phối chế, gia công sản xuất sản phẩm.
  • Cung ứng vật tư bao bì, thiết kế in ấn nhãn mác, video review kỹ thuật sản phẩm và công nghệ sản xuất.
  • Định hướng kinh doanh, tư vấn pháp lý ngành & đào tạo chuyển giao kỹ thuật.

Hotline: 0877 877 655 – 0899 476 777

Email: contact@abachemical.com

Website: www.abachemical.com

Địa chỉ: 51 Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *