OXYTETRACYLINE
Nguồn gốc – xuất xứ: Thái Lan
Đơn vị sản xuất hóa chất: Aforepax Industries
Đơn vị nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam: ABA Group
- THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
THÔNG SỐ | CHI TIẾT |
Thành phần – hàm lượng | Oxytetracyline 50g/kg
(kết hợp Streptomycin 50g/kg+ Enough additives 100%) |
Tên hóa học |
(4S,4aR,5S,5aR,6S,12aR)-4-(dimetylamino)-1,5,6,10,11,12 α-hexahydroxy-6-metyl-3,12-dioxo-4,4α,5,5α-tetrahydrotetracen-2-carboxamide; hydrochlorideCông thức: C22H24N2O9 |
Nhóm |
Độc IV; LD50 qua miệng 2240- 5706 mg/kg; Tác dụng nội hấp, lưu dẫn |
Đặc tính sản phẩm |
Thuộc nhóm thuốc chống vi khuẩn có nguồn gốc sinh học (chi Streptomyces) tác dụng nội hấp, lưu dẫn. Oxytetracyline có gốc bazo (kết hợp được với các muối, chelate tạo chất tăng trưởng). |
Dạng thuốc | WP: Wettablle Powder
Note: Là dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù. |
Khả năng hòa tan | 100% , tan trong nước |
Tỷ suất lơ lửng | ≥ 60% |
Màu nguyên liệu | Tech: vàng đậm
Thành phẩm: vàng, trắng |
Đặc điểm khác |
Phụ gia ổn định với hoặc ethanol hoặc metanolÍt độc với người và môi trường. Ít bị kháng thuốc.Ứng dụng làm hóa chất trong công nghiệp như xử lý nước thải, chất chống nhiễm khuẩn, thuốc,… |
Nguyên liệu và bao bì sản phẩm thành phẩm – Nguồn: tepbac.com, 2020.
- CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG:
Oxytetracyline |
û |
û |
NGỪNG SINH TRƯỞNG VÀ GIẢM PHÁT TRIỂN |
Oxytetracycline có nguồn gốc từ Streptomyces nên cơ chế tác động tương tự Streptomycin. Ức chế hầu hết vi khuẩn (gram âm và gram dương) sinh tổng hợp vách tế bào. Cụ thể là Oxytetrayline gắn vào receptors trên tiểu phần 30S của ribosome, ngăn cản tRNA chuyển axit amin vào vị trí A trên phức hợp mRNA– Ribosome để tạo chuỗi polipeptide. Kết quả là các phân tử protein không được hình thành hoặc được tổng hợp nhưng không có hoạt tính sinh học làm ngừng trệ quá trình sinh trưởng và phát triển. Vì vậy vi khuẩn không thể nhân mật số, từ đó ngăn chặn sự lây lan. Các vi khuẩn còn lại bị hệ thống miễn dịch tiêu diệt hoặc cuối cùng chết.
Mô hình miêu tả cơ chế tác động của Oxytetracyline trong tế bào vi sinh vật
Nguồn: Manisha Garg
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Cây trồng | Đối tượng Phòng/trị | Liều lượng | PHI | Cách dùng |
Lúa | Lem lép hạt, lép vàng, cháy bìa lá lúa | 50g/25L | 7 ngày | Phun luân phiên hoặc kết hợp với các loại thuốc kháng khuẩn, sử dụng cách nhau 5-7 ngày |
Rau màu (Bắp cải) |
Thối gốc, thối nhũn | |||
Cây có múi | Loét vi khuẩn | 1kg/400-500L/ha |
- KHẢ NĂNG KẾT HỢP:
Hỗn hợp được với đa số thuốc BVTV và các hoạt chất khác như demeclocycline, streptomycine, gentamycin… làm tăng khả năng kháng bệnh, có thể kết hợp thuốc gốc Đồng để tăng hiệu lực sát khuẩn. Khi kết hợp với các hoạt chất có tính bám dính sẽ gia tăng hiệu quả phòng trị. Tuy nhiên hạn chế các gốc thuốc có tính acid (ảnh hưởng độ hòa tan).
Không nên phối hợp: magiê stearate (một loại xà phòng), natri alginate (acid, chất phụ gia), mannitol, và dextrose.
- MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
Thuốc này cần được dùng sớm, khi dự báo bệnh có khả năng xuất hiện và gây hại.
Tuân thủ liều lượng và thời gian cách ly theo khuyến cáo.
Đảm bảo kỹ thuật phun, thuốc được tiếp xúc với bề mặt cây trồng, trực tiếp lên vết bệnh để đạt hiệu quả phòng trị.
Tuân thủ các nguyên tắc an toàn và phòng hộ trong lao động.
[STREPTOMYCIN]
Nguồn gốc – xuất xứ: Thái Lan
Đơn vị sản xuất hóa chất: Aforepax Industries
Đơn vị nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam: ABA group
Đơn vị gia công/đóng gói thành phẩm: Công ty TNHH DVNN Phượng Hoàng
- THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
THÔNG SỐ | CHI TIẾT |
Thành phần – hàm lượng | Streptomycin 50g/kg
(kết hợp Oxytetracyline 50g/kg+ Enough additives 100%) |
Tên hóa học |
Công thức: C21H39N7O12
|
Nhóm |
Độc IV; LD50 qua miệng > 9000mg/kg. Tác dụng nội hấp, tiếp xúc |
Đặc tính sản phẩm |
Thuộc nhóm kháng sinh có tác dụng phòng ngừa và điều trị nhiều loại vi khuẩn (Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn Gram dương; streptomycin không có tác dụng với vi khuẩn yếm khí) gây bệnh trên các loại cây, đặc biệt là thối nhũng trên bắp cải.Các streptomycin đều tạo muối, thường là sunfat, clohydrat, photphat và có cả phức chất canxi clorua của Streptomycin clohydrat cung cấp thêm ion cho cây trồng. |
Dạng thuốc | WP: Wettablle Powder
Note: Là dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù. |
Kích thước hạt | 581.574 g/mol |
Khả năng hòa tan | 100% Các muối streptomycin tan trong nước (20mg/L), hầu như không tan trong cloroform, ethanol và ête. |
Tỷ suất lơ lửng | ……..% (Quy định TCVN: ≥ 60%) |
Màu nguyên liệu | Tech: trắng
Thành phẩm: trắng |
Đặc điểm khác: | *Ưu điểm
Ít ảnh hưởng đối với môi trường và không ảnh hưởng đến thiên địch, hiệu lực kéo dài. Dễ phân hủy ở nhiệt độ cao và môi trường kiềm. Trong canh tác hữu cơ, streptomycin và oxytetracycline được chứng nhận có thể sử dụng. Hiệu quả hơn oxytetracyline *Nhược điểm Một số tác nhân gây bệnh kháng streptomycin đã xuất hiện Erwinia amylovora (lê, táo), Pseudomonas cichorii (cần tây), Pseudomonas syringae (lê, táo, cây cảnh quan), Xanthomonas campestris (cà chua, hồ tiêu) Hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất ở pH 7,8 nhưng giảm đáng kể khi pH dưới 6.0. |
Nguyên liệu và bao bì sản phẩm thành phẩm – Nguồn: Alibaba.com, 2020.
- CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG:
Sau khi streptomycin xâm nhập qua màng tế bào của các vi sinh vật gây bệnh, nó liên kết với các protein trên màng tế bào hay nằm trong tế bào chất của tế bào mà nhận những tín hiệu hóa học từ bên ngoài. Cụ thể là liên kết với bốn nucleotide 16S rRNA và một axit amin duy nhất của protein S12, cản trở vị trí giải mã trong vùng lân cận của nucleotide 1400 trong 16S rRNA của tiểu đơn vị 30S. Vùng này tương tác với anticodon của tRNA dẫn đến đọc sai mRNA nên các axit amin không chính xác được đưa vào polypeptide. Các peptide không có chức năng hoặc độc hại và phá vỡ các polysome thành các monosome không chức năng, gây lỗi DNA, các vi sinh vật gây bệnh bị phân ly, quá trình tổng hợp protein thất bại và cuối cùng cho vi sinh vật gây bệnh chết.
Ở nồng độ cao, streptomycin có thể gây độc tế bào cho thực vật, vì vậy nên sử dụng với cơ chế tiếp xúc bề mặt. Streptomycin cung cấp một hàng rào bảo vệ trên bề mặt của cây ngăn chặn sự phát triển và nó cũng giết chết mầm bệnh trên bề mặt thực vật. Tỷ lệ diệt khuẩn tỷ lệ thuận với nồng độ.
Cơ chế tác động của streptomycin – Nguồn: Debangana Moitra
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Cây trồng | Đối tượng Phòng/trị | Liều lượng | PHI | Cách dùng |
Lúa | Lem lép hạt, lép vàng, cháy bìa lá lúa | 50g/25L | 7 ngày | Phun luân phiên hoặc kết hợp với các loại thuốc kháng khuẩn, sử dụng cách nhau 5-7 ngày |
Rau màu (Bắp cải) |
Thối gốc, thối nhũn | |||
Cây có múi | Loét vi khuẩn | 1kg/400-500L/ha |
- KHẢ NĂNG KẾT HỢP:
VD: Hỗn hợp được với đa số thuốc BVTV, tuy nhiên không phối hợp với các công thức dạng nhủ dầu (EC: Emulsifiable Concentrate) và các thuốc trừ sâu vi sinh.
Streptomycin khi kết hợp với các hoạt chất có tính bám dính sẽ gia tăng hiệu quả phòng trị. Trong nông nghiệp, Oxytetracyline được xem là một liệu pháp ngăn ngừa và phòng trị hiệu quả các loại vi khuẩn trên nhiều đối tượng cây trồng.
Liệu pháp sử dụng 4 loại streptomycin, rifampin, isoniazid và pyrazinamide có thể tạo ra tác dụng diệt khuẩn mạnh nhất.
Kết hợp Streptomycin và penicillin hoặc cephalosporin có tác dụng tăng hiệu lực.
Kết hợp với cephalosporin, erythromycin có thể tăng cường độc tính.
Hoạt tính kháng khuẩn của streptomycin có thể được tăng cường trong môi trường kiềm. Các cation như Ca2+, Mg2+, Na+, NH4+, K+ ức chế hoạt động kháng khuẩn của sản phẩm.
- MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
- Tuân thủ liều lượng và thời gian cách ly theo khuyến cáo.
- Đảm bảo kỹ thuật phun, thuốc được tiếp xúc với bề mặt cây trồng, trực tiếp lên vết bệnh để đạt hiệu quả phòng trị.
- Tuân thủ các nguyên tắc an toàn và phòng hộ trong lao động.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.