CHĂM SÓC KHOAI TÂY GIAI ĐOẠN CÂY CON

Kỹ thuật chăm sóc cho khoai tây giai đoạn cây con

Bà con nông dân cần phải nắm kỹ các phương pháp chăm sóc khoai tây thích hợp trong giai đoạn cây con. Bởi vì trong thời gian này, thân và lá của cây còn yếu, dễ bị đổ gãy và tổn thương bởi sâu bệnh. Nên cần đảm bảo sự phát triển tốt và bảo vệ sức khỏe của cây khoai tây. 

CHĂM SÓC KHOAI TÂY GIAI ĐOẠN CÂY CON

  • Thời kỳ cây con kéo dài 15 ngày sau gieo, đây là giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng. Đòi hỏi sự chú ý đặc biệt từ bà con nông dân.
  • Trong thời kỳ này, khoai tây cần môi trường ấm áp với nhiệt độ dao động từ 22 – 30°C. Nếu thời tiết trở nên lạnh hơn, bà con nên che phủ cây bằng bạt đen hoặc rơm rạ để giữ ấm và hỗ trợ cho quá trình mọc mầm.
  • Độ ẩm đất từ 80 – 85% được xem là phù hợp cho sự phát triển tốt của khoai tây. Che phủ mặt đất cũng hỗ trợ cây giữ nước và duy trì độ ẩm lý tưởng. Trong trường hợp cây bị ngập úng, cần xử lý ngay lập tức để tránh tình trạng chết cây xảy ra nhanh chóng.
  • Có 2 phương pháp tưới nước cơ bản cho khoai tây, bà con có thể sử dụng tùy theo điều kiện và đặc điểm của vùng trồng.

Cách 1: Tưới gánh

Để cây khoai tây phát triển tốt, cần đảm bảo cung cấp đủ nước. Nhưng tránh tưới quá nhiều để tránh tình trạng củ thối. 

Tưới nước 1 – 2 lần/tuần vào sáng sớm, không cần tưới vào ngày mưa. Có thể kết hợp che đậy khi mưa quá dày đặc. Trong những ngày nắng nóng kéo dài, có thể tưới 2 lần vào sáng và chiều.

Cách tưới này đòi hỏi sức lực của người nông dân. Nhưng giúp giảm nguy cơ lây lan bệnh hơn so với tưới qua rãnh. 

Lưu ý không tưới thẳng vào gốc cây hoặc lỗ gieo củ giống, chỉ tưới ướt bề mặt xung quanh.

Cách 2: Tưới rãnh

Giai đoạn cây con đầu tiên, chúng ta tưới rãnh lần 1 (2 – 3 ngày sau gieo).

Mỗi lần chỉ tưới ướt 3 – 4 rãnh, đổ nước đến 1/2 rãnh là đủ. Sau khi ướt đủ, tiếp tục tưới vào 3 – 4 rãnh khác. Lấp đầy rãnh cũ và mở rãnh mới để nước tiếp tục lan tỏa đều trên luống.

Sau khi nước đã thấm đều và rãnh, tiến hành tháo kiệt để tránh tình trạng nước đọng lại trong rãnh trong thời gian dài, gây ra và lây lan các loại bệnh khác nhau.

Đối với đất cát pha, cho nước ngập 1/2 luống. Còn đất thịt nhẹ thì chỉ ngập 1/3 luống. Nếu tưới nước vào cùng một lúc nhiều rãnh hơn, việc tưới sẽ thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Lưu ý: Phương pháp tưới rãnh nhanh và tiện lợi hơn tưới gánh. Nhưng khi phát hiện mầm bệnh phát triển trong vườn, đặc biệt là bệnh héo xanh, cần dừng tưới rãnh ngay lập tức.

KIỂM SOÁT SÂU, BỆNH HẠI TRÊN KHOAI TÂY GIAI ĐOẠN CÂY CON

Chăm sóc khoai tây giai đoạn cây con này rất quan trọng
Chăm sóc khoai tây giai đoạn cây con này rất quan trọng
  • Khoai tây ở giai đoạn đầu thường còn yếu. Lá non mềm và dễ bị tấn công bởi nhiều loại sâu hại như ruồi đục lá, rầy xanh. Vì vậy, bà con nông dân nên thăm đồng thường xuyên để phòng tránh và kiểm soát sự phát triển của những loại sâu này.
  • Ngoài ra, trong thời kỳ này, khoai tây thường dễ mắc các bệnh như lở cổ rễ, sương mai,… Việc quan sát và phát hiện sớm các triệu chứng của những bệnh này sẽ giúp bà con có biện pháp xử lý kịp thời và đảm bảo sức khỏe cho cây trồng.
  • Chặn ngay sự phát triển của bệnh hại và sâu hại bằng cách sử dụng các loại thuốc BVTV có chất như: Iprodione, Metalaxyl, Mancozeb,…

Kỹ thuật bón phân cho khoai tây giai đoạn cây con

Kỹ thuật bón phân cho giai đoạn cây con của khoai tây đòi hỏi sự chú trọng. Và được chia thành hai giai đoạn chính: bón lót trước khi gieo trồng và bón phân bón lá sau khi cây nảy mầm.

Đối với bón phân gốc:

  • Trong mỗi vụ mùa, chúng ta cần bón khoảng 15 – 20 tấn phân chuồng ủ hoại mục và từ 250 – 300kg đạm/ha, 350 – 400kg lân/ha, 150 – 200kg kali/ha.
  • Trước khi gieo củ giống, tiến hành bón lót như sau: Rải đều phân chuồng và lân + 1/3 lượng đạm + 2/3 lượng kali lên trên mặt luống.
  • Đối với khoai tây trồng 1 hàng, phân bón được rải đều sang hai bên luống.
  • Đối với khoai tây trồng 2 hàng, phân bón được rải cả hai bên luống và vào giữa luống.
  • Lưu ý quan trọng: Sử dụng phân chuồng ủ hoại mục thay vì phân tươi, để tránh ảnh hưởng tiêu cực của vi khuẩn và nấm gây bệnh trực tiếp lên củ khoai tây. Đồng thời, không cho phân bón tiếp xúc trực tiếp với củ. Tốt nhất nên bón lót khoảng 2 – 3 ngày trước khi gieo để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cây trồng.

Xem thêm:

> Thuốc BVTT

> Phân bón

Liên hệ ngay hotline tư vấn: 0877 877 655 – 0899 476 777

——————————————————————

ABA CHEMICAL – KIẾN TẠO THÀNH CÔNG

  • Nhập khẩu – cung ứng hóa chất và sản phẩm theo yêu cầu.
  • Nguyên cứu & phối chế, gia công sản xuất sản phẩm.
  • Cung ứng vật tư bao bì, thiết kế in ấn nhãn mác, video review kỹ thuật sản phẩm và công nghệ sản xuất.
  • Định hướng kinh doanh, tư vấn pháp lý ngành & đào tạo chuyển giao kỹ thuật.

Hotline: 0877 877 655 – 0899 476 777

Email: contact@abachemical.com

Website: www.abachemical.com

Địa chỉ: 108 Trần Đình Xu, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *