Category Archives: VÚ SỮA – SÂU HẠI

SÂU ĐỤC TRÁI VÚ SỮA

Sâu đục trái vú sữa

Sâu đục trái vú sữa là một trong những những loại sâu hại nguy hiểm đối với bà con nông dân trong quá trình canh tác. Chúng có khả năng gây hại đến năng suất và chất lượng của cây vú sữa. Trong quá trình trồng vú sữa bà con nông dân cần hiểu rõ về sâu đục trái để có những biện pháp phòng trừ kịp thời. Hãy cùng ABA Chemical cùng đọc bài viết này để tìm hiểu thêm thông tin!

sâu đục trái vú sữa
Sâu đục trái vú sữa

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÂU ĐỤC TRÁI VÚ SỮA

Tên khoa học Nephopterix sp.
Gây hại trên cây trồng Vú sữa, sâu riêng, bưởi,…

BIỂU HIỆN CỦA SÂU ĐỤC TRÁI VÚ SỮA

  • Khi bướm trưởng thành tới giai đoạn sinh sản, chúng sẽ đẻ trứng trên bề mặt của quả. Sau khi sâu non nở ra sẽ tấn công phần vỏ của quả.
  • Vào giai đoạn tuổi 2, sâu sẽ bắt đầu ăn vào sâu bên trong thịt quả. Khi quan sát từ bên ngoài, có thể thấy nhựa trắng chảy qua từ trong vết thương.
  • Quá trình phát triển của sâu diễn ra hoàn toàn bên trong quả. Sau thời gian đục phá của sâu, gần cuống hoặc đáy quả có những chùm phân của sâu kết lại với nhau bằng một lớp tơ mỏng.

ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT SÂU ĐỤC TRÁI GÂY HẠI

  • Ở giai đoạn sâu non: Thân sâu có màu hồng nhạt hoặc nâu đỏ. Có những đốm đen nhỏ trên thân, kích thước của sâu non trung bình khoảng 18 – 20mm.
  • Ở giai đoạn trưởng thành: Khi trưởng thành sâu non phát triển thành bướm nhỏ có kích thước 11- 13mm, với màu nâu xám đặc trưng. Có một lớp lông màu trắng phủ ở phần ngực và bụng.

HẬU QUẢ

  • Sâu đục trái gây hại vú sữa có thể gây ra hiện tượng rụng trái sớm, làm ảnh hưởng đến số lượng quả thu hoạch được của mùa vụ.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉ trọng xuất khẩu. Vì khi bị sâu tấn công sẽ làm phần vỏ và thịt của trái có vết thương to làm mất giá trị thẩm mỹ của trái.
  • Bên cạnh đó việc tấn công của sâu đục trái sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho các loại nấm gây bệnh khác tấn công cây, khiến cây dần suy giảm khả năng đề kháng, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của mùa vụ.

BIỆN PHÁP 

Biện pháp phòng ngừa sâu đục trái vú sữa

  • Sử dụng bao trái trong quá trình canh tác để phòng ngừa sâu đục trái tấn công.
  • Thăm vườn thường xuyên để phát kịp thời những trái có dấu hiệu sâu tấn công.
  • Tưới nước với áp suất mạnh để giảm mật độ sinh trưởng của sâu đục trái.

Biện pháp phòng trị sâu đục vú sữa

  • Khi phát hiện sâu thu gom và tiêu hủy sớm để tránh lây lan.
  • Sử dụng những sản phẩm có chứa hoạt chất như: Permethrin, Cypermethrin,… để phòng trị đối với những vườn bị sâu bệnh.

Xem thêm:

> Thuốc BVTT

> Phân bón

Liên hệ ngay hotline tư vấn: 0877 877 655 – 0899 476 777

——————————————————————-

ABA CHEMICAL – KIẾN TẠO THÀNH CÔNG

  • Nhập khẩu – cung ứng hóa chất và sản phẩm theo yêu cầu.
  • Nguyên cứu & phối chế, gia công sản xuất sản phẩm.
  • Cung ứng vật tư bao bì, thiết kế in ấn nhãn mác, video review kỹ thuật sản phẩm và công nghệ sản xuất.
  • Định hướng kinh doanh, tư vấn pháp lý ngành & đào tạo chuyển giao kỹ thuật.

Hotline: 0877 877 655 – 0899 476 777

Email: contact@abachemical.com

Website: www.abachemical.com

Địa chỉ: 108 Trần Đình Xu, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

RỆP SÁP HẠI VÚ SỮA

Rệp sáp gây hại vú sữa

Trong thời tiết nắng nóng kéo dài kết hợp với những trận mưa rào tạo nên nhiều bất lợi trong sự sinh trưởng và phát triển của cây vú sữa. Điều kiện thuận lợi cho nhiều loại côn trùng phát triển và tấn công cây như: rệp sáp, sâu đục trái,… Trong đó rệp sáp là mối nguy hại nghiêm trọng nhất đối với bà con canh tác vú sữa. Hãy tham khảo bài viết để tìm ra cách phòng trừ rệp sáp gây hại hiệu quả nhất.

Rệp sáp hại vú sữa tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá.
Rệp sáp hại vú sữa tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá

THÔNG TIN CHUNG VỀ RUỒI ĐỤC TRÁI VÚ SỮA

Tên khoa học Planococcus lilacinus
Họ Pseudococcidae
Bộ Hemiptera
Gây hại trên cây trồng Vú sữa, cam sành, ổi,…

BIỂU HIỆN 

  • Biểu hiện trên lá: Rệp sáp bám chặt vào bộ phận non của cây theo từng đám và bắt đầu hút chích. Thường tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá, hút chích làm cho lá chuyển dần sang màu vàng.
  • Biểu hiện ở trái: Trái non khi bị rệp tấn công có thể bị biến dạng, nghiêm trọng hơn sẽ bị rụng xuống. Ở những trái đã chín hoặc già rệp sẽ hút hết chất dinh dưỡng làm cho quả chết khô và rụng xuống.

ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT RỆP SÁP GÂY HẠI VÚ SỮA

  • Rệp trưởng thành: Có hình bầu dục, trên thân có nhiều lông tơ trắng, xung quanh có những tua ngắn, phần đuôi có tua dài hơn. Con cái thường nhìn thấy vì vậy sẽ bám vào cây để hút chích và đẻ trứng. Trứng sau khi đẻ sẽ được ấp bên dưới bụng rệp cái, có màu vàng nhạt.
  • Rệp con: Sau khi nở ra rệp con có hình dạng giống với rệp trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn. Có chân, di chuyển nhanh, tìm điểm thích hợp để gây hại.

HẬU QUẢ

  • Khi rệp tấn công lá, sẽ làm cho lá bị mất đi chất dinh dưỡng, yếu kém và khô dần dẫn đến khả năng quan hợp bị giảm đi đáng kể. Cây vú sữa kém phát triển, thiếu sức sống.
  • Tấn công quả làm cho quả bị giảm chất lượng, mất dinh dưỡng, chết khô và rụng dần. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của bà con nông dân.
  • Trong quá trình rệp tấn công còn thu hút thêm nhiều côn trùng gây hại khác đến gây hại cho cây vú sữa.

BIỆN PHÁP 

Biện pháp phòng ngừa rệp sáp gây hại vú sữa

  • Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ và theo dõi vườn để phát hiện kịp thời.
  • Cắt bỏ và tiêu hủy kịp thời những trái có dấu hiệu bị rệp tấn công, hạn chế khả năng lây lan.
  • Giữ cho vườn luôn khô thoáng để hạn chế tạo điều kiện cho rệp phát triển.

Biện pháp phòng trị rệp sáp hại vú sữa

  • Biện pháp sinh học: để diệt trừ rệp sáp một cách an toàn và hiệu quả có thể sử dụng những sản phẩm có chứa các loại nấm có khả năng ký sinh, tấn công và tiêu diệt sáp nhanh nhất.
  • Biện pháp hóa học: Kiểm tra vườn thường xuyên và sử dụng kèm những loại thuốc có chứa những thành phần như Chlorpyrifos, Cypermethrin,…

Xem thêm:

> Thuốc BVTT

> Phân bón

Liên hệ hotline tư vấn: 0877 877 655 – 0899 476 777

——————————————————————-

ABA CHEMICAL – KIẾN TẠO THÀNH CÔNG

  • Nhập khẩu – cung ứng hóa chất và sản phẩm theo yêu cầu.
  • Nguyên cứu & phối chế, gia công sản xuất sản phẩm.
  • Cung ứng vật tư bao bì, thiết kế in ấn nhãn mác, video review kỹ thuật sản phẩm và công nghệ sản xuất.
  • Định hướng kinh doanh, tư vấn pháp lý ngành & đào tạo chuyển giao kỹ thuật.

Hotline: 0877 877 655 – 0899 476 777

Email: contact@abachemical.com

Website: www.abachemical.com

Địa chỉ: 108 Trần Đình Xu, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

SÂU ĐỤC THÂN HẠI VÚ SỮA

sâu đục thân hại vú sữa

Sâu đục thân là một trong những mối đe dọa đối với bà con nông dân đang tham gia canh tác vú sữa. Chúng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng của quả và hơn nữa có thể dẫn đến chết cây. Vì vậy hãy cùng ABA Chemical tìm hiểu về sâu đục thân để có thể ngăn chặn được loại sâu bệnh này gây hại trên vú sữa.

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÂU ĐỤC THÂN HẠI VÚ SỮA

Tên khoa học Pachyteria equestris
Họ Cerambycidae
Bộ Coleoptera
Gây hại trên cây trồng Vú sữa, cam sành, ổi,…

BIỂU HIỆN 

  • Vào giai đoạn sâu non: Có màu vàng, trên cơ thể có nhiều ngấn, giúp cho sâu có thể di chuyển linh động. Có miệng khỏe để tấn công thân cây và trái.
  • Sau khi trưởng thành có kích thước tương đối khoảng 28 – 30mm, thân có màu đen. Ở giữa của phần thân có một vệt vàng rộng khoảng 5mm. Ở 2 bên mép ngực có 2 gai nhọn nhô ra.
Sâu đục thân hại vú sữa khi còn là sâu non có màu vàng.
Sâu đục thân hại vú sữa khi còn là sâu non có màu vàng, nhiều ngấn.

ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT SÂU ĐỤC THÂN HẠI VÚ SỮA

  • Rệp trưởng thành: Có hình bầu dục, trên thân có nhiều lông tơ trắng, xung quanh có những tua ngắn, phần đuôi có tua dài hơn. Con cái thường nhìn thấy vì vậy sẽ bám vào cây để hút chích và đẻ trứng. Trứng sau khi đẻ sẽ được ấp bên dưới bụng rệp cái, có màu vàng nhạt.
  • Rệp con: Sau khi nở ra rệp con có hình dạng giống với rệp trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn. Có chân, di chuyển nhanh, tìm điểm thích hợp để gây hại.

HẬU QUẢ

  • Khi sâu đục phá ở nhánh cây làm nhánh cây mất đi khả năng trao đổi chất. Sẽ dần bị chết khô và dễ gãy khi chịu tác động của điều kiện thời tiết bên ngoài. Ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Trong quá trình cắn phá của sâu đục thân có thể làm đứt hệ thống mạch dẫn của cây. Làm cho quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng để nuôi quả, lá, hoa bị gián đoạn. Vì vậy cây sẽ bị kém phát triển, quả mất năng suất và chất lượng. Nếu nghiêm trọng cây có thể dần chết khô.

BIỆN PHÁP 

Biện pháp phòng ngừa sâu đục thân gây hại vú sữa

  • Theo dõi vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý sâu đục thân.
  • Khi phát hiện những cành có dấu hiệu bị sâu đục thân tấn công nên cắt bỏ và tiêu hủy sớm.
  • Trong quá trình canh tác, tránh tạo những vết thương hở để tránh việc sâu đẻ trứng vào bên trong.

Biện pháp phòng trị sâu đục thân gây hại

  • Biện pháp sinh học: Để tránh dùng những loại hóa chất có chứa thành phần độc hại có thể sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc sinh học để đảm bảo độ an toàn. Những sản phẩm có chứa Metarhizium spp và Beauveria spp có thể diệt trừ sâu đục thân nhanh chóng.
  • Biện pháp hóa học: Bên cạnh việc thăm vườn thường xuyên có thể sử dụng những sản phẩm trong thành phần có chứa những hoạt chất như: Dimethoate, Rotenone,..

Xem thêm:

> Thuốc BVTT

> Phân bón

Liên hệ hotline tư vấn: 0877 877 655 – 0899 476 777

——————————————————————-

ABA CHEMICAL – KIẾN TẠO THÀNH CÔNG

  • Nhập khẩu – cung ứng hóa chất và sản phẩm theo yêu cầu.
  • Nguyên cứu & phối chế, gia công sản xuất sản phẩm.
  • Cung ứng vật tư bao bì, thiết kế in ấn nhãn mác, video review kỹ thuật sản phẩm và công nghệ sản xuất.
  • Định hướng kinh doanh, tư vấn pháp lý ngành & đào tạo chuyển giao kỹ thuật.

Hotline: 0877 877 655 – 0899 476 777

Email: contact@abachemical.com

Website: www.abachemical.com

Địa chỉ: 108 Trần Đình Xu, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

RUỒI ĐỤC TRÁI HẠI VÚ SỮA

Ruồi đục trái hại vú sữa

Ruồi đục trái hại vú sữa là một trong những loại công trùng có khả năng gây hại nghiêm trọng cho loài cây ăn trái. Nếu không phòng trừ kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng vườn vú sữa của bà con nông dân. Cùng ABA Chemical tìm hiểu những kiến thức cần thiết để đảm bảo vườn khỏe mạnh trình canh tác.

Ruồi đục quả hại vú sữa có hình dáng giống như ruồi nhà nhưng nhỏ hơn.
Ruồi đục trái hại vú sữa có hình dáng giống như ruồi nhà nhưng nhỏ hơn

THÔNG TIN CHUNG VỀ RUỒI ĐỤC TRÁI HẠI VÚ SỮA

Tên khoa học Bactrocera correcta
Họ Tephritidae
Bộ Diptera
Gây hại trên cây trồng Ổi, thanh long, cam, vú sữa,…

BIỂU HIỆN 

  • Ruồi đục trái sử dụng bộ phận sinh sản để tấn công vào vỏ của trái và sẽ tiến hành đẻ trứng vào trong trái. Dòi sau khi nở ra sẽ tiến hành tấn công và phần thịt của trái vú sữa. Tại vị trí vết thương bị tấn công sẽ xuất hiện mủ trắng và có dấu hiệu bị thâm đen.
  • Đến giai đoạn trái chín, những vết thâm đen sẽ lan rộng ra, có dấu hiệu mềm nhũn, xuất hiện nước chảy ra từ vết thương. Sau khi cắt đôi trái ra, bên trong thịt xuất hiện rất nhiều dòi đang sinh trưởng, đục phá và có mùi hôi gây khó chịu.

ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT RUỒI ĐỤC TRÁI VÚ SỮA

  • Khi sâu non: có màu trắng đục (ngả vàng nhạt), có kích thước khoảng 1,5mm, không chân, ở móc miệng có màu đen.
  • Khi ruồi trưởng thành: ruồi có dài khoảng 1cm, ở phần ngực có 2 vết vàng, cánh trong. Có tập tính hoạt động vào ban ngày. 
  • Đến giai đoạn sinh sản ruồi trưởng thành đẻ ra trứng. Trứng có màu trắng sữa, hình dạng giống trông giống hạt gạo. Sau khi nở dần chuyển sang màu vàng nhạt.

HẬU QUẢ

  • Ruồi đục trái tấn công vú sữa sẽ là cho trái bị thối, xuất hiện những đốm thâm đen trên vỏ của trái làm giảm tính thẩm mỹ.
  • Tại vết thương mà ruồi tấn công sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn và côn trùng gây hại khác tấn công.
  • Làm giảm chất lượng và năng suất của vườn vú sữa đi đáng kể. Dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của chủ vườn.

BIỆN PHÁP 

Biện pháp phòng ngừa ruồi đục trái hại vú sữa

  • Thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời và xử lý ruồi đục trái sớm nhất, tránh lây sang những trái chưa bị tấn công.
  • Dọn vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa những cành dư thừa tạo độ thông thoáng cho cây.
  • Cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng giúp cây có thêm khả năng đề kháng.

Biện pháp phòng trị ruồi đục trái vú sữa

  • Biện pháp sinh học: Sử dụng những sản phẩm bên trong thành phần của chứa tinh dầu gỗ, tính dầu thực vật hoặc những chất có khả năng xua đuổi ruồi, muỗi, công trùng gây hại đến đẻ trứng và sinh trưởng.
  • Biện pháp hóa học: Có thể diệt ruồi và vòi bằng những sản phẩm có hoạt chất của Cypermethrin hoặc Dibrom và Methyl eugenol.

Hy vọng những thông tin mà ABA Chemical chia sẻ đến bà con trong bài viết này có thể giúp bà con nắm rõ về ruồi đục trái trên cây vú sữa. Chúc bà con nông dân đạt năng suất thật cao!

Xem thêm:

> Thuốc BVTT

> Phân bón

Liên hệ hotline tư vấn: 0877 877 655 – 0899 476 777

——————————————————————-

ABA CHEMICAL – KIẾN TẠO THÀNH CÔNG

  • Nhập khẩu – cung ứng hóa chất và sản phẩm theo yêu cầu.
  • Nguyên cứu & phối chế, gia công sản xuất sản phẩm.
  • Cung ứng vật tư bao bì, thiết kế in ấn nhãn mác, video review kỹ thuật sản phẩm và công nghệ sản xuất.
  • Định hướng kinh doanh, tư vấn pháp lý ngành & đào tạo chuyển giao kỹ thuật.

Hotline: 0877 877 655 – 0899 476 777

Email: contact@abachemical.com

Website: www.abachemical.com

Địa chỉ: 108 Trần Đình Xu, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam